Về cơ bản, ống nhòm chỉ là hai kính thiên văn đặt cạnh nhau. Vì vậy, để hiểu về ống nhòm, bạn cần phải hiểu kính thiên văn hoạt động như thế nào.
Dưới đây là một cuộc thử nghiệm đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện. Bạn cần có hai kính lúp thông thường và một mảnh giấy. Chỉ cần thực hiện một lần, và bạn sẽ hiểu cách làm việc của ống nhòm
Giữ giấy ở phía đối diện của kính lúp trước một vật sáng, ví dụ một bóng đèn. Di chuyển giấy lại gần và ra xa kính lúp. Ở một khoảng cách nhất định bạn sẽ nhìn thấy một ảnh nhỏ ngược của bong đèn in trên giấy.
Kính lúp ở đây như vật kính của kính thiên văn. bóng đèn là đối tượng được quan sát qua kính thiên văn .
Bạn có thể phóng to hình ảnh bằng cách nhìn vào nó thông qua một kính lúp thứ hai, thể hiện ở bên phải trong hình minh họa dưới đây.
Bây giờ kính lúp thứ hai, bên phải, hoạt động như thị kính của kính thiên văn .
Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy rằng nếu bạn bỏ giấy đi, hình ảnh sẽ vẫn còn. Trong thực tế, nó sẽ xuất hiện sáng hơn và rõ ràng hơn.
Bạn đã vừa làm ra một kính thiên văn có thể làm việc! Bạn có thể sử dụng hai kính lúp để phóng to bất kỳ vật nào ở xa. Đây cũng là cách kính thiên văn đầu tiên được phát minh.
Để xem xét: Các kính lúp gần đối tượng quan sát được gọi là vật kính; cái còn lại gần mắt của bạn là thị kính. Vật kính và thị kính là hai yếu tố trong tất cả các ống nhòm.
Trong kính thiên viên mọi thứ đều lộn ngược. Nếu chỉ quan sát trăng sao thì ổn, nhưng để xem một đối tượng khác như động vật, trận bong đá thì không ổn. Chính vị vậy phải cần đến lăng kính.
Để làm cho hình ảnh không bị lộn ngược ống nhòm cần các lăng kính thẳng đứng.
Một lăng kính là tấm kính rắn có chức năng như một tấm gương nhưng không phản xạ. Các tia sáng vào lăng kính không thể thoát ra nếu chúng đi vào bề mặt góc quá lớn. Thay vào đó chúng phản xạ lại như thể từ một tấm gương hoàn hảo.
Vào giữa thế kỷ 19, một người Ý tên là Porro thiết kế một chiếc kính thiên văn với hai lăng kính đặt vuông góc với nhau giữa vật kính và thị kính. Sự sắp xếp này làm cho hình hình ảnh không bị đảo ngược, mà còn thu hẹp con đường ánh sáng, kết quả là một thiết bị ngắn hơn, dễ cầm hơn.
Năm 1894, Zeiss Optical Works tạo ra các "Hunting Glasses" đầu tiên kết hợp với các thiết kế lăng kính Porro, và ống nhòm hiện đại được sinh ra.
Kể từ đó, ống nhòm được cải tiến, nhưng các yếu tố thiết yếu không thay đổi
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết này. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.